Căn cứ vào đặc trưng ohaan tán mà người ta phân chia ra làm hai loại nhũ tương: Nhũ tương thuận và nhũ tương nghich.
Nhũ tương thuận: Khi pha phân tán là bitum, còn môi trường phân tán là nước sẽ gọi là nhũ tương dầu- nước(DN)
Nhũ tương nghịch: khi pha phân tán là những giọt nước, còn bitum hay gudrong là môi trường phân tán sẽ gọi là nhũ tương nước- dầu.
Còn theo khả năng trộn lẫn của nhũ tương vật liệu khoáng nhũ tương sẽ chia ra làm ba loại: 1,2,3(theo quy phạm 18659- 81- Nga)
Hoặc căn cứ vào chất nhũ hóa, nhũ tuwpwong lại được chia ra làm:
+ Nhũ tương anionic hoạt tính(nhũ tương kiềm) vì các hạt asphalt tích điện âm - dùng chất nhũ hóa là những muối kiềm của axit béo, axit naftalen, nhựa hay những axit sunfua, độ pH của nhũ tương là 9- 12.
+ Nhũ tương cationic hoạt tính(nhũ tương axit) vì các hạt asphalt tích điện dương- dùng chất nhũ hóa là các muối của các chất amoniac bậc bốn, điamin, v..v độ pH trong nhũ tương này chỉ giới hạn từ 2- 6. Nhũ tương anionic kết dính tốt hơn đối với cốt liệu có tích điện dương bề mặt( đá vôi). Nhũ tương cationic kết dính tốt hơn các khoáng vật điện tích âm( silic, granit)
+ Nhũ tương trung tính( không sinh ra ion) là nhũ tương dùng chất nhũ hóa không sinh ra ion như opanol( cao su tổng hợp), polyizobutilen..v.v độ pH= 7.
Nhũ tương là loại bột nhão khi dùng chất nhũ hóa dạng bột vô cơ như bột vôi tôi, đất sét dẻo, trepen, điatômit.
Tin liên quan
Tin xem nhiều
Tin mới
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0912.284.222
Email: danimexdn@gmail.com
Tin mới nhất
Video clip
Thống kê truy cập